Nồi cơm điện Panasonic được giới nội trợ ưa chuộng sử dụng, nhưng vì phải hoạt động thường xuyên nên thiết bị không thể tránh khỏi những sự cố bất ngờ. Chính vì vậy Điện Tử Nguyên chia sẽ bài viết sẽ cung cấp cho bạn bảng mã lỗi nồi cơm điện cao tần Panasonic và những lưu ý khi sử dụng nồi cơm điện để bạn có thể chủ động xử lý trong các tình huống.
1) Bảng mã lỗi nồi cơm điện cao tần Panasonic
Bảng mã lỗi sẽ giúp người dùng dễ dàng nhận biết các sự cố mà nồi cơm điện đang gặp phải, bảng mã lỗi của nồi cơm điện cao tần Panasonic cụ thể như sau:
H01: Nồi không nhận lệnh từ phím bấm.
H02: Phát hiện cảm biến ở nắp nồi không hoạt động bình thường.
H03: Cảnh báo cảm biến nhiệt độ nắp nồi đã bị đứt.
H04: Quạt không hoạt động.
H05: Lỗi chuyển tiếp.
H06: Cảm biến nhiệt độ phòng bị hư hỏng.
H12: Bộ điều khiển E gặp lỗi về liên lạc.
H27: Bộ phận chuyển tiếp cuộn dây sưởi cốc bù ẩm nóng thất thường.
U10: Là tình trạng lõi nồi chưa được đặt vào thiết bị, không nấu cũng như không giữ ấm được.
U11: Quá trình nấu đã vượt qua thời gian hẹn giờ trước đó.
U12: Phát hiện lòng nồi có vật thể lạ.
U13: Cảnh báo bộ lọc đã bị tắc nghẽn.
U14: Thời gian ủ nóng cơm vượt ngưỡng cho phép.
U15: Nắp nồi đã gặp vấn đề, đã bị bịt kín hoặc hở làm thoát hơi.
U16: Đĩa nắp không đúng vị trí hoặc không có.
U17: Nguồn điện gặp vấn đề.
U18: Nhiệt không ổn định và không thể nấu cơm.
U19: Nhiệt độ của nắp ngoài tăng cao bất thường.
U20: Cốc chứa nước gặp vấn đề.
2) Cách sửa lỗi nồi cơm điện Panasonic
Khi gặp phải các lỗi liên quan tới vấn đề nguồn điện. Đầu tiên, người dùng cần thực hiện thao tác ngắt và kết nối lại với nguồn điện xem thiết bị đã hoạt động bình thường chưa. Sau đó, nếu nồi vẫn chưa vào điện hay chập chờn thì nên kiểm tra cầu chì, dây điện xem có hỏng hóc hay đứt không rồi có thể nối hoặc thay mới dây điện.
Tiếp theo, nếu gặp phải lỗi không nhận nồi, bạn cần kiểm tra xem đã cho lõi nồi vào trong thiết bị chưa. Nếu không phải do chưa đặt nồi thì có thể là thiết bị không tương thích hoặc mạch điện có vấn đề. Trường hợp không may mà nồi gặp sự cố về mạch điện thì nên liên hệ hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sửa chữa nồi cơm điện tại nhà.
Khi nồi báo những lỗi như H01, H02, HO3 tức là thiết bị đã gặp những vấn đề liên quan đến cảm ứng làm cho nồi tự nghỉ và báo lỗi. Đây là những sự cố phức tạp, nếu người dùng không có chuyên môn thì không nên tự ý sửa chữa tại nhà mà hãy mang nồi cơm của bạn tới các trung tâm bảo hành uy tín.
Khi thiết bị báo phát hiện vật thể lạ, bạn nên lấy khăn mềm để vệ sinh nồi cơm điện vì chỉ cần bị bám bụi hay bẩn cũng đã ảnh hưởng đến hoạt động của nồi. Ngoài ra khi gặp các lỗi liên quan đến bộ điều khiển, bộ chuyển tiếp thì bạn nên liên hệ với cơ sở gần nhất để nhanh chóng khắc phục.
Lưu ý khi sử dụng nồi cơm điện cao tần Panasonic
Nên đặt nồi vào chính giữa mâm nhiệt, không đặt lệch sẽ ảnh hưởng đến quá trình truyền nhiệt làm nồi cơm điện nấu cơm bị sống. Sau khi sử dụng nên vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh mâm nhiệt để linh kiện không bị bám bụi, làm giảm hiệu quả hoạt động.
Hạn chế các va đập mạnh làm móp méo nồi hay bong tróc lớp chống dính. Không nên hâm lại cơm quá nhiều lần vì nó không chỉ giảm tuổi thọ của nồi mà còn giảm hàm lượng dinh dưỡng của cơm. Khi đang nấu, không mở nắp nồi quá nhiều lần sẽ gây nên tình trạng mất nhiệt làm cơm không chín như ý muốn.
Không dùng lõi nồi để nấu thức ăn trên bếp từ hoặc bếp ga vì việc này sẽ làm biến dạng, móp méo lòng nồi. Van thoát hơi rất nóng nên tuyệt đối không được đặt tay lên đó khi nồi đang ở chế độ nấu để tránh tình trạng bị bỏng. Khi không sử dụng thiết bị nên rút dây nguồn để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Tạm kết
Trên đây, bài viết đã tổng hợp những thông tin về bảng mã hóa và lưu ý khi sử dụng nồi cơm điện cao tần Panasonic. Đây chắc hẳn sẽ là những kiến thức cần thiết giúp người dùng có thể phát hiện và linh hoạt xử lý các sự cố không mong muốn trong quá trình sử dụng.